Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Các chứng chỉ cho dân IT

Bạn cần có một chứng chỉ nào đó cho nghề CNTT của mình?
 Để có được một chứng chỉ CNTT không khiến bạn phải bỏ ra hết cả gia tài. Trong khi một số nơi học lấy chứng chỉ có học phí rất cao, nhưng một số chỗ lại rất "dễ thở". Đương nhiên, không chứng chỉ nào không đòi hỏi bạn ngồi không mà có được. Những chứng chỉ sau đây với mức phí tính bằng USD, học trực tuyến hoặc nước ngoài. Cũng có thể có vài chứng chỉ có trường dạy tại VN. Nhưng mục đích bài viết sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát hơn để chọn được một chứng chỉ CNTT chuyên nghiệp phù hợp nhất bỏ vào bộ CV của mình. Dưới đây là danh sách những chứng chỉ dể... "đậu" mà ít tốn tiền, đồng thời các nhà tuyển dụng lại đánh giá cao.
1. CompTIA A+
Nếu bạn mới chân ướt chân ráo bước vào ngành CNTT thì chứng chỉ này cần nên lấy. CompTIA A+ gồm nhiều kĩ năng cơ bản cho công việc, như cấu hình và bảo trì máy tính cá nhân (có cả máy tính xách tay) và các thiết bị di động, là 1 trong 17 chứng chỉ do CompTIA cấp, là một tổ chức phi mậu dịch được giới trong ngành đánh giá cao. Không như chứng chỉ Strata IT Fundamentals ở mức cơ bản hơn nhiều của CompTIA, A+ là chứng chỉ nền tảng cho tầm chuyên nghiệp nếu bạn muốn nộp đơn làm chuyên gia CNTT. Thực chất, chứng chỉ này mới dừng lại ở mức yêu cầu đầu vào mà thôi. Có vài chứng chỉ CNTT do bên thứ 3 cấp, như chứng chỉ của ANSI (American National Standards Institute). CompTIA A+ là chứng chỉ chung chung, không yêu cầu bắt buộc, không hướng đến cụ thể nhà sản xuất nào và bạn có thể học trực tuyến hoặc học qua sách vở mà không cần giáo viên chỉ dẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải cần đến vài thiết bị phần cứng và mạng tại nhà để tự thực hành. Về chi phí, chứng nhận A+ gồm 2 kì thi, mỗi kì 188 USD, cộng thêm sách học từ 50 USD - 80 USD. Thời gian học còn tùy vào khả năng của bạn nhưng với những ai từng có nhiều kinh nghiệm thì mất khoảng vài giờ để "nuốt" được một cuốn trong bộ sách.
2. Microsoft Technology Associate
Microsoft đưa ra những chứng chỉ MTA hướng đến sản phẩm theo 3 hướng: kiến trúc CNTT, cơ sở dữ liệu và phát triển ứng dụng. Bạn có thể học chứng chỉ MTA bằng cách vượt qua bất kì kì thi nào ở một trong 3 hướng trên, từ Windows Server Administration Fundamentals trong hướng kiến trúc CNTT cho đến Software Testing Fundamentals trong hướng phát triển ứng dụng. MTA dành cho người mới bước vào ngành CNTT và người trong ngành nhưng muốn biết thêm về các lĩnh vực liên quan khác. Mỗi kì thi của MTA giá 115 USD. Giống như chứng chỉ A+, MTA ở cấp cơ bản, nền tảng. Do vậy, bạn không cần phải bỏ cả ngàn đô la ra để tham dự một khóa đào tạo cấp MTA như Windows Operating System Fundamentals. Một cuốn giáo trình tốt và/hoặc các tài liệu trực tuyến khác là đủ, đương nhiên bạn cũng cần có phần cứng và phần mềm cần thiết ở nhà nếu muốn tự học. Tuy nhiên, một bất lợi trong chứng chỉ MTA là không được xét để học lên chứng chỉ Microsoft Certified Solutions Expert (MCSE). Các chuyên gia CNTT đi theo hướng MTA sẽ học lên lấy chứng chỉ Microsoft Certified Solutions Associate (MCSA) tập trung nhiều về thiết kế và xây dựng hệ thống, là bước đầu cho MCSE. Học lấy MCSA cần chút thời gian và tiền, nhưng vẫn có thể tự học được. Giá của kì thi là 150 USD.
3. VMware Certified Associate
Chứng chỉ VCA của VMware sẽ cho bạn bước chân vào một trong những công nghệ ảo hóa phổ biến nhất được sử dụng trong doanh nghiệp, và bạn chỉ cần bỏ chút thời gian. VMware đưa ra nhiều phiên bản VCA theo 3 lĩnh vực: Ảo hóa trung tâm dữ liệu, Điện toán đám mây và Làm việc di động. Kì thi cho mỗi lĩnh vực có giá 120 USD/kì, và VMware có chương trình đào tạo trực tuyến miễn phí cho mỗi lĩnh vực mà bạn chọn. Không cần yêu cầu ban đầu và bạn không cần làm gì khác ngoài khuôn khổ chương trình này như truy cập vào các sản phẩm VMware để thực hành.
4. Cisco Certified Entry Networking Technician/Cisco Certified Network Associate Routing and Switching hoặc CompTIA Network+
 Nếu công việc của bạn liên quan đến các thiết bị Cisco thì hãy tìm học chứng chỉ Cisco, nhưng hãy bỏ qua chứng chỉ cơ bản Cisco Certified Technician (CCT). Hãy bắt đầu với CCNA Routing and Switching, trừ khi bạn không biết chút gì về mạng. Chứng chỉ Cisco Certified Entry Networking Technicien (CCENT) là chứng chỉ đầu tiên trong bước đường đến với chứng chỉ Cisco Certified Network Associate (CCNA) Routing and Switching, bao hàm khả năng quản trị và bảo trì các router và switch tầm trung của Cisco. CCNA Routing and Switching gồm 2 kì thi, mỗi kì giá 150 USD: Interconnecting Cisco Networking Devices Part 1 (ICND1, chứng chỉ CCENT) và ICND2, hoặc bạn có thể tham gia kì thi 1 đợt duy nhất, giá 295 USD. Ngoài ra, Cisco đề nghị thí sinh nên có kinh nghiệm ít nhất từ 1-3 năm trước khi tham dự. Nếu bạn không am tường về mạng Cisco hoặc nếu bạn muốn mở rộng tầm nhìn về kiến trúc mạng, hãy cân nhắc chứng chỉ CompTIA Network+. Thực chất, chứng chỉ CCNA nhìn chung là có cả CompTIA Network+, tập trung nhiều vào những kĩ năng tổng quát. Khoảng 2/3 chứng chỉ CCNA đều có chứng chỉ Network+ (phí dự thi 269 USD). Cả CCNA và Network+ đều do viện ANSI cấp. Có một sự chồng chéo giữa 2 chứng chỉ này, có nghĩa là nếu bạn có được 1 chứng chỉ thì bạn chỉ cần bỏ thêm chút công sức để lấy luôn chứng chỉ còn lại, giá khoảng hơn 300 USD.
5. ITIL Foundation
Nghề nghiệp không chỉ dựa trên mỗi tờ chứng chỉ, và chứng chỉ ITIL Foundation là điểm khởi đầu để hiểu được nền tảng và quản lí dịch vụ CNTT trong quá trình chuyển đổi kinh doanh. Đây là chứng chỉ ITIL duy nhất không đòi hỏi phải có bằng cấp gì để học. Axelos quản lí chương trình này nhưng không đưa ra mức giá cho kì thi, trong khi Global Knowledge thu phí 170 USD cho kì thi giấy và 190 USD cho thi trực tuyến. Người có được chứng chỉ này có thể tiếp tục học thi chứng chỉ ITIL Intermediate Level, là module tập trung các mặt khác nhau của ITIL. Những mỗi một trong 9 module đều cần hoàn tất module trước đó và cần t nhất 2 năm kinh nghiệm.

theo techdaily.vn